HOẠT ĐỘNG TRI ÂN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

24/7/2020

Vào ngày 24/7/2020 Văn phòng Luật sư Hà Lan và cộng sự đã thực hiện việc trao 20 suất quà từ thiện, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng cho các gia đình chính sách, Thương binh- Liệt sĩ, người nhiễm chất độc da cam...trên địa bàn phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội.
Đây là hoạt đông tri ân người có công với cách mạng, có ý nghĩa thiết thực chào mừng 73 năm Ngày thương binh- Liệt sĩ 27/7 của Văn phòng.

+

(Trong ảnh: Ths- Ls Lưu Thị Ngọc Lan trao tặng quà của Văn phòng cho Người có công với cách mạng)

 
 
Chúng tôi và các bạn, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lời dặn của Bác qua những năm tháng gian khổ, hào hùng và oanh liệt.
 

Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu.

Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người anh hùng ấy.

(Trích: thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” ngày 27/7/1947)

 

“… Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc …

… Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ, cùng vợ con của liệt sỹ.

… Các bà mẹ chiến sỹ và các chị em đã giúp thương binh, đã hòa lẫn lòng yêu thương không bờ bến, mà giúp chiến sỹ và chăm sóc thương binh như con em ruột thịt của mình”.

(Trích:thư gửi phụ nữ nhân ngày 8/3/1952)

 

“… Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”.

(Trích: thư gửi cụ Vũ Đình Tụng – Bộ trưởng Bộ Thương binh ngày 27/7/1956)

 

“… Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sỹ của Đảng ta, của dân ta …

… Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ chuyển lại cho chúng ta…”.

(Trích: diễn văn Bác đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng - ngày 5/1/1960) 

 

“Đầu tiên là công việc đối với con người. Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, than niên xung phong …), Đảng, Chính phủ và đồng bào ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.

Đối với các liệt sỹ, thì mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh, liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền cùng Hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”. (Bản viết tháng 5/1968, Bộ Chính trị khóa VI công bố ngày 19/8/1989).

(Trích: Di chúc của Bác)

          VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÀ LAN VÀ CỘNG SỰ

Từ khóa: ,

Bài viết liên quan